Trẻ 3 tuổi vẫn bú mẹ, có phải vì thế mà còi cọc? | Cốm GOBI Kids

Trẻ 3 tuổi vẫn bú mẹ, có phải vì thế mà còi cọc?

Việc nuôi con bằng sữa mẹ rất tốt, nhưng cho trẻ bú mẹ đến 3, 4 tuổi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống cũng như bổ sung dưỡng chất thiết yếu.

Nên cho trẻ bú mẹ đến thời điểm nào tốt nhất?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc cho con bú sữa mẹ là rất cần thiết, nhất là những năm đầu đời. Sau 2 tuổi, khi răng của trẻ đã mọc hoàn thiện, đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng nhiều hơn nên cần cho trẻ ăn các loại thức ăn đa dạng.

Cho trẻ bú thời gian quá dài, bản thân con không tự lập và sẽ không biết ăn các loại thức ăn khác. Việc cho bú dài còn khiến trẻ có thói quen luôn tìm đến ti mẹ, dẫn đến hạn chế trong hòa nhập cộng đồng.

Đến giai đoạn nhất định vẫn nên cai sữa để trẻ có tự lập hơn
Đến giai đoạn nhất định vẫn nên cai sữa để trẻ có tự lập hơn

Hiện nay, trường hợp các bà mẹ để cho trẻ bú sữa mẹ đến 3, 4 tuổi rất hiếm. Vì vậy, thực tế để biết được giai đoạn này sữa mẹ có tốt hay không và có còn nhiều chất dinh dưỡng hay không thì chưa có đánh giá cụ thể. Đến những giai đoạn nhất định vẫn nên cai sữa để trẻ có tính tự lập.

Trẻ còi cọc có phải do cai sữa muộn?

Nếu nói rằng, cho trẻ bú đến 3 tuổi khiến trẻ bị còi cọc thì nguyên nhân này chưa được chứng minh cụ thể. Tình trạng trẻ thấp còi còn do nhiều nguyên nhân khác như:

Cho con bú sữa loãng

Suy dinh dưỡng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ trong độ tuổi bú mẹ. Nguyên nhân đáng chú ý là do các mẹ chưa biết cách cho con bú.
Nhiều mẹ thường sợ ngực bị lệch nên thường xuyên thay đổi giữa hai bên khi cho trẻ bú. Trẻ không có cơ hội được hưởng nguồn sữa đặc cuối mỗi bầu có nhiều vi chất dinh dưỡng nhất. Nên cho trẻ bú cạn hết một bên sữa rồi mới đổi để tận dụng nguồn sữa quý này đồng thời sữa mẹ càng được kích thích để tiết ra nhiều hơn. Ở tư thế nằm cho con bú sẽ không tiết ra nhiều sữa, khiến bé dễ bị đói.

Không cho dầu ăn hay mỡ vào cháo của trẻ

Khi nấu cháo cho con, các mẹ thường chú trọng đến lượng đạm mà quên mất các thành phần khác, nhất là dầu mỡ. Trong khi đó, chất béo là nhóm dinh dưỡng đóng vai trò chính trong việc cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành mô mỡ với chức năng điều hòa thân nhiệt, cung cấp chất béo giúp cho quá trình hấp thu các vitamin trong cơ thể.

Thực đơn của trẻ không nên thiếu chất béo là dầu mỡ
Thực đơn của trẻ không nên thiếu chất béo là dầu mỡ

Nhiều người sợ cho dầu, mỡ khiến trẻ bị đau bụng hoặc béo phì, sự thật thì trẻ đang trong giai đoạn phát triển rất cần những thành phần này. Khi nấu cháo cho con ăn, các bà mẹ nên cho thêm 1-2 thìa dầu/ mỡ, có thể cho cùng lúc cả dầu thực vật và mỡ động vật hoặc ăn cách bữa.

Theo chuyên gia, nhu cầu chất béo của trẻ thường 40-50% khẩu phần, thậm chí lên đến 60%.

Không tự nấu ăn cho con

Vì con biếng ăn nên nhiều mẹ trở nên lười trong việc nấu nướng và chọn cách mua cháo dinh dưỡng hoặc các thực phẩm chế biến sẵn. Đây là một sai lầm khiến trẻ ngày càng biếng ăn hơn.

Để đảm bảo đủ dinh dưỡng, thức ăn cho trẻ cần phải chứa bốn nhóm dinh dưỡng:

Ăn cháo dinh dưỡng nhiều sẽ khiến trẻ biếng ăn
Ăn cháo dinh dưỡng nhiều sẽ khiến trẻ biếng ăn

Tinh bột: Cung cấp phần lớn năng lượng, hơn 1/2 nhu cầu về đạm và vitamin mà cơ thể bé cần: gạo, mì, ngô, khoai…

Đạm: Cần cho sự tăng trưởng, phát triển của trẻ; chất béo: thịt, cá, tôm, cua…;

Chất béo: Cần cho sự phát triển của bộ não, cung cấp nhiều năng lượng giúp hấp thu các vitamin tan trong chất béo, đồng thời làm bột mềm, dễ nuốt: dầu ăn.

Vitamin và khoáng chất: Rau củ, trái cây…

Nấu một nồi cháo to và bắt con ăn cả ngày

Vì lý do bận rộn hoặc sợ mất thời gian nên có nhiều mẹ thường nấu một nồi cháo và cho con ăn cả ngày. Điều đó khiến trẻ đối mặt với nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, lại khiến con nhàm chán, trở nên biếng ăn hơn. Đây cũng là lý do tại sao có những trẻ ăn đủ bữa mà không tăng cân hay trẻ béo phì mà cơ thể lại thiếu vitamin hay thậm chí còi xương, suy dinh dưỡng.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, mỗi ngày trẻ nên có 2-3 bữa cháo/bột với các loại thực phẩm khác nhau, không nên lặp lại. Để nhanh hơn, các mẹ có thể nấu một nồi cháo trắng và mỗi lần cho trẻ ăn, hãy mang một phần cháo đó nấu cùng với các loại rau và thịt khác nhau để trẻ không thấy chán. Làm như vậy, các vitamin trong cháo không bị mất đi do quá trình để lâu.

“Khôn ăn nước, dại ăn… cái”

Có thể mẹ chưa biết: chất đạm có trong thịt, cá, tôm… dù có nấu bao lâu vẫn tồn tại ở bã thịt. Các loại vitamin C, E, A, sắt, kẽm… có trong rau củ cũng chỉ hòa tan vào nước một lượng rất ít. Do đó, nếu trẻ chỉ ăn nước hầm mà không ăn cái sẽ bị thiếu chất đạm và các vitamin dẫn đến suy dinh dưỡng và thiếu máu. Đồng thời, các con sẽ bị táo bón do thiếu chất xơ. Vì vậy, các mẹ nên nghiền, xay hoặc băm nhỏ tất cả các thực phẩm để đảm bảo đầy đủ chất.

Ngoài ra, việc trộn cháo, bột hoặc cơm với nước hầm tạo cho trẻ cảm giác dễ nuốt nhưng lâu dần, trẻ sẽ hình thành thói quen lười nhai, hay ngậm thức ăn và dẫn đến chán ăn.

Đừng bội nghĩ rằng cai sữa muộn là nguyên nhân duy nhất khiến trẻ biếng ăn còi cọc. Hy vọng rằng sau khi biết được những lý do đầy đủ như thế này mẹ sẽ có phương pháp chăm con khoa học hơn.

Mọi thắc mắc liên hệ hotline giải đáp trực tuyến: 088.922.9098