Con biếng ăn, chậm lớn làm sao đây? Men tiêu hóa, men tiêu hóa và men tiêu hóa… Chắc chắn đa phần các mẹ đều nghĩ đến lựa chọn này. Và ai cũng tin sau khi dùng men con sẽ ăn ngon miệng hơn. Nhiều mẹ cho con uống men tiêu hóa quanh năm dù tình trạng của con chưa được cải thiện. Liệu men tiêu hóa có phải “thần dược” như mẹ vẫn nghĩ?
Sự thật về men tiêu hóa
Men tiêu hóa là hỗn hợp các enzym khác nhau do chính cơ thể bài tiết ra, có tác dụng chuyển hóa các chất trong thức ăn: chủ yếu là chất đường (glucid), chất đạm (protein), chất béo (lipid). Chúng được bài tiết từ các cơ quan khác nhau trong hệ thống đường tiêu hóa:
Tại miệng, men amylase (ptyalin) trong nước bọt có tác dụng phân giải tinh bột chín thành đường mantose.
Tại dạ dày, trong thành phần của dịch vị có các men tiêu hóa như:
Pepsin được bài tiết dưới dạng chưa hoạt động là pepsinogen. Trong môi trường toan (pH < 5,1) nó được hoạt hóa thành pepsin hoạt động, phân giải protein của thức ăn thành các mạch dài (polypeptra) hoặc ngắn (pepton).
Lipase có tác dụng tiêu hóa lipid (chất béo) của thức ăn đã được nhũ tương hóa (lipid của trứng và sữa.
Men sữa – caseinogen (Lact – ferment remin) phối hợp với ion Ca++ phân giải protein hòa tan của sữa thành các caseinat canxi kết tủa được giữ lại ở dạ dày, còn phần lỏng gọi là nhũ thanh được đưa ngay xuống ruột non. Nhờ đó, dạ dày có thể tiếp nhận một thể tích sữa lớn hơn dung tích của chính nó.
Tại tụy, cũng có đủ các loại men để tiêu hóa protein, lipid và glucid thành các phân tử đơn giản cuối cùng giúp cơ thể hấp thu và chuyển hóa được.
Dịch ruột cũng có đầy đủ các nhóm men tiêu hóa protein, lipid và glucid phân giải chất dinh dưỡng (chất bột, chất đạm, chất béo) ở giai đoạn cuối cùng thành những phân tử đơn giản để hấp thu qua thành ruột vào máu.
Trước khi sử dụng các sản phẩm men tiêu hóa cần biết rõ nguồn gốc, tác dụng và khi nào thì nên dùng, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Khi nào cần dùng đến men tiêu hóa cho trẻ?
Chỉ sử dụng men tiêu hóa khi các tuyến tiêu hóa bị tổn thương hay khi bị giảm bài tiết gây thiếu men trong cơ thể như trong một số trường hợp: viêm teo ruột kéo dài, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng nặng, u xơ nang tuyến tụy, cắt ngắn ruột sau phẫu thuật, sau mổ cắt dạ dày, sau một đợt dùng kháng sinh kéo dài.
Thực tế, nhiều bà mẹ thường sử dụng men tiêu hóa khi trẻ biếng ăn là sai lầm, bởi việc sử dụng không hợp lý và lâu dài sẽ làm các tuyến tiêu hóa trong cơ thể bị ức chế, giảm bài tiết, giảm hoạt động, dẫn đến teo, làm cho trẻ suốt đời phải phụ thuộc vào men tiêu hóa.
Vì vậy, trước khi sử dụng, các bà mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại men tiêu hóa, liều lượng, cách dùng và theo dõi sau khi dùng. Thời gian sử dụng men tiêu hóa mỗi đợt không nên quá 10-15 ngày.
Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng cần phân biệt men tiêu hóa và men vi sinh vật (probiotic). Men tiêu hóa trong đường ruột còn gọi là men sinh học (enzyme), có tác dụng phân hủy và tiêu hóa các chất đạm, chất béo trong thức ăn, tự cơ thể con người sản sinh ra.
Trẻ biếng ăn chậm lớn, mẹ nên làm gì?
Khi trẻ lười ăn, cần tìm nguyên nhân để điều trị, có thể chế độ ăn chưa cân đối khiến trẻ thiếu các chất, muối khoáng, vitamin kéo dài. Nếu thực sự là do hệ tiêu hóa giảm bài tiết men thì phải xem trẻ thiếu men gì để bổ sung cho phù hợp. Khi trẻ ăn tốt hơn, hệ tiêu hóa của cơ thể lại tự tiết ra các men tiêu hóa thì nên dừng uống.
Để hệ tiêu hóa hoạt động tốt cần có chế độ ăn uống đầy đủ, đa dạng cân đối các thành phần dinh dưỡng, chế biến phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ em. Khi trẻ có đủ răng, cần tập cho trẻ ăn nhai để kích thích hệ tiêu hóa bài tiết men. Có thể bổ sung thường xuyên men tiêu hóa dưới dạng thức ăn tự nhiên với lượng thích hợp như giá đỗ, sữa chua…
Với trẻ biếng ăn, thấp còi, thay bằng việc chỉ nghĩ đến dùng men tiêu hóa, mẹ có thể chọn các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng tổng hợp để cơ thể trẻ được cung cấp vi chất đầy đủ.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline giải đáp trực tuyến: 088.922.9098