Biếng ăn à? Cứ để trẻ đói, khắc tự đòi ăn! Đúng hay sai? | Cốm GOBI Kids

Biếng ăn à? Cứ để trẻ đói, khắc tự đòi ăn! Đúng hay sai?

Trong hành trình nuôi con nhỏ, vấn đề ám ảnh tôi và rất nhiều mẹ có lẽ không thể không nhắc đến hai từ “ biếng ăn”. Khổ một nỗi, tình trạng này không phải diễn ra trong ngày một ngày hai, mà mẹ gần như phải “trường kỳ kháng chiến”.

Người ta mách đủ cách : nào là dùng thuốc kích thích ăn cho con, nào là “ôi đứa nào chẳng thế, phải ép”, rồi cũng có người bảo :’’ Biếng ăn à? Cứ để đói, khắc tự đòi ăn!” Vâng! Tôi cũng thử hết, chẳng sót cách nào, sao chẳng cải thiện? Phải chăng tôi đã sai?

Con biếng ăn là nỗi lo của rất nhiều bà mẹ

Đó là một trong hàng nghìn tâm sự  các bà mẹ về tình trạng biếng ăn của con. Chúng tôi thấu hiểu lo lắng của mẹ, thấu hiểu sự mệt mỏi của mẹ với những cuộc chiến thìa muỗng, với những giây phút bất lực đến phát khóc khi vất vả chế biến món ăn mà con vẫn lắc đầu nguầy nguậy, với những lúc vợ chồng bất hòa cũng chỉ vì bữa ăn của con.

Nhưng mẹ hãy bình tĩnh, để xem lại mình cố gắng hết sức nhưng đã đúng cách chưa?

Liệu mẹ có thực sự hiểu và làm đúng nguyên tắc “ Cứ để đói, khắc tự đòi ăn”?

Phải thẳng thắn thừa nhận rằng, phần đông cha mẹ hiểu và làm sai cách “bỏ mặc trẻ đói”, đơn giản chúng ta dùng từ sai dẫn đến hành vi chúng ta làm không đúng. Hiện nay đang tồn tại 2 cách hiểu lầm và dẫn đến 2 hành vi sai như sau:

“Cứ để trẻ đói” được hiểu lầm là để trẻ hết năng lượng và không cung cấp đồ ăn cho trẻ. Tuy nhiên trẻ con không biết hoặc chưa biết cách diễn đạt cho bạn hiểu cơn đói như thế nào. Hơn nữa, trẻ cũng quên rất nhanh nếu trẻ có cái gì đó choáng lấy tâm trí của trẻ, như Ipad, điện thoại, trò chơi… Vì thế trẻ không nhận biết sự đói, mất dần năng lượng nội tại, nhưng hoạt động vẫn bình thường. Việc mất năng lượng “ẩn” này lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ.

“Cứ để trẻ đói” được hiểu lầm là cứ bỏ bữa chính cho trẻ và thêm nhiều bữa phụ và cho uống sữa bù vào. Trong trường hợp này, trẻ cũng không nhận ra dấu hiệu đói nào cả, thậm chí trẻ có cảm giác như “được chiến thắng mẹ với bữa chính nhàm chán”. Ừ vẫn có bữa phụ thôi mà! Kết quả, trẻ cũng không cần phải ăn trong bữa chính, cứ thích bữa nào thì ăn thôi. Người mẹ trở nên bất lực trong quản lý bữa ăn ở trẻ.

Vậy “Cứ để trẻ đói” nên được hiểu là “dạy trẻ hiểu dấu hiệu đói” có nghĩa là 1 chiến lược giáo dục, hơn là 1 hành động “để mặc” chờ kết quả. Bạn cần làm gì để dạy trẻ hiểu dấu hiệu đói? Có 3 cách làm, tùy vào từng trường hợp bạn chỉ cần dùng 1 cách, nhưng đôi lúc phải kết hợp cả 3.

Cách 1: Giãn bữa ăn từ 30-50% khoảng cách giữa 2 thời điểm ăn

Nhiều bạn cho rằng: “Thật mất công vì nó cũng không ăn đâu”. Thực tế, cách làm này nhằm tìm thời điểm hứng thú để trẻ chịu ăn và cũng tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ dấu hiệu đói. Thời gian đầu sẽ hơi cực nhưng bạn sẽ sướng khi trẻ biết bộc lộ dấu hiệu đói. Bỏ mặc liên tục 1 thời gian hoặc cứ bỏ bữa như thường lệ là chưa đúng.

Cách 2. Để đồ ăn xung quanh khu vực chơi

Cách này khá hữu hiệu với các bé vốn hiếu động và khó chịu mỗi khi ngồi lên bàn ăn và ít chịu ăn đúng bữa. Bạn chuẩn bị tầm 2-3 món thức ăn xung quanh khu vực trẻ hay chơi. Nhưng lưu ý:

– Loại thức ăn nên tránh là bánh kẹo, nước ngọt mà nên là những loại dinh dưỡng dễ để bé cầm tay như bánh nhạt, cơm cuộn, trứng chiên, hạt…

– Chúng ta đồng ý với nhau rằng: những bữa này là mini, nên nó cần chọn lọc và dọn lên không quá 8 lần trong ngày, mỗi lần chỉ tồn tại 30-40 phút, khi dọn lên bạn nhớ nhắc trẻ biết có hiện diện những món nào và để ở đâu.

– Đừng đặt nặng trẻ phải ăn hết những thứ bạn dọn lên, hãy để trẻ tự tìm dấu hiệu đói và tự quyết định lượng ăn.

Cách 3. Chờ đến khi trẻ chấp nhận

Cách này sẽ thích hợp với các bé vừa nhìn thấy thức ăn thì đã từ chối hoặc cố tình chạy né tránh. Vấn đề các bé gặp thường là chưa chuẩn bị tâm lý chấp nhận ăn. Có thể có rất nhiều lí do như đang chơi, đang xem TV hoặc đơn giản thấy chán phải ngồi vào bàn ăn mà đôi lúc chưa chuẩn bị tâm lý thay đổi. Một cách hữu hiệu là “chờ đến lượt sau” sẽ phá vỡ tâm lý này dễ hơn bạn tưởng.

Hãy đợi ít nhất 40 phút và gọi bé vào ăn lại. Nhớ 1 nguyên tắc rằng: Không có gì cần tranh luận với trẻ trong tình huống này. Càng tranh luận, trẻ càng thắng thế và càng biếng ăn.

Cơ thể trẻ thiếu hụt dưỡng chất thì việc con biếng ăn là điều dễ hiểu

Mẹ thắc mắc tại sao nấu bao nhiêu món ngon, thay đổi thực đơn đa dạng nhưng còn vẫn thờ ơ, vẫn lắc đầu nguầy nguậy? Mẹ bực mình nhưng con cũng đáng thương lắm đấy mẹ nhé. Có bao giờ mẹ nghĩ, bản thân con không có cảm giác thèm ăn, ăn không thấy ngon, hoặc nhiều khi con đầy bụng, khó tiêu mà không biết giãi bày với mẹ chứ không phải con cố chống đối mẹ?

Cơ thể trẻ thiếu hụt dưỡng chất thì việc con biếng ăn là điều dễ hiểu

Vậy thì lỗi đâu phải do con!

Mẹ cần hiểu rằng, khi cơ thể con thiêú những dưỡng chất thiết yếu như acid amin, kẽm, vitamin B1, men tiêu hóa thức ăn…thì dẫn đến con mất đi cảm giác thèm ăn, khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng kém. Bởi vậy, để cải thiện tình trạng biếng ăn của con, bên cạnh mẹ cần biết cách tạo hứng thú trong bữa ăn cho con thì cũng cần phải lưu ý về bổ sung những vi chất quan trọng. Nhiều mẹ nói, con đã biếng ăn thì làm sao mà bổ sung được? Vậy thì hãy theo nguyên tắc, ít nhưng đủ mẹ nhé. Ngoài ra các chế phẩm bổ sung có sẵn các vi chất để tăng cường cho con cũng là một gợi ý mà mẹ không nên bỏ qua.