“Xi tè” sớm có ảnh hưởng đến thận của con không?

“Xi tè” sớm có ảnh hưởng đến thận của con không?

Việc tập xi tè cho trẻ vẫn luôn được các bà, các mẹ đặc biệt quan tâm với hy vọng trẻ sớm tự ý thức được thói quen này, tiết kiệm được thời gian dọn dẹp cho người chăm sóc và tiết kiệm chi phí bỉm tã.

Tuy nhiên, vấn đề này đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều trong những năm gần đây. Vậy nên hay không xi tè sớm cho con? Bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời cho mẹ.

Rất nhiều mẹ tin rằng, việc xi tè sớm sẽ làm hại thận bé

Trong những năm gần đây, xuất hiện một luồng suy nghĩ là việc xi tè sẽ làm hại thận, bàng quang của con. Điều này ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của số đông các bà mẹ.Có người cho rằng trẻ có phản xạ đi tiểu là khi thể tích bên trong chứa vừa đủ nước sẽ tự động xả rỗng tự do. Nói cách khác, khi bàng quang đầy, trẻ sẽ tự động đi tè mà không cần phải có tác động bên ngoài.

Ngược lại, khi bàng quang của trẻ chưa tích đủ lượng nước cần thiết mà cơ thể bắt buộc phải hoạt động để đẩy nước thải ra ngoài sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ thống bài thận, bàng quang của trẻ.Chính vì điều này, rất nhiều mẹ phản đối việc xi tè sớm cho con.


Rất nhiều mẹ nghĩ rằng việc xi tè sẽ hại con

Các chuyên gia nhi khoa nói gì?

Trước những ý kiến trái chiều về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho rằng, việc xi tè cho con chỉ là tạo thói quen phản xạ có điều kiện khi đi tiểu trong những thời điểm thích hợp, điều này hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như thận, bàng quang của bé.

Tuy nhiên, tập xi tè cho bé dưới 1 tuổi sẽ gặp nhiều khó khăn vì não của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên chưa thể bắt được tín hiệu đi tiểu theo nhu cầu. Đối với trẻ từ 1 – 2 tuổi, việc “xi” diễn ra tốt hơn vì bé có thể hiểu được tín hiệu từ cơ thể cũng như từ mẹ và dễ dàng đi tiểu theo nhu cầu.

Bên cạnh đó, để việc xi tè diễn ra thuận lợi, cha mẹ cần nắm bắt được lịch sinh học của con. Ví dụ, sau khi trẻ bú, sau khi ngủ dậy, sau khi ăn, trước khi đi ngủ….mẹ có thể xi tè cho bé để tạo thành thói quen. Tùy theo nhu cầu mẹ cho bé ăn và uống nước, khoảng 3 – 5 tiếng xi một lần.

Như vậy, việc xi tè cho con thực tế không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ nhưng đòi hỏi vào thời điểm thích hợp. Để việc này diễn ra thuận lợi, mẹ nên quan sát những dấu hiệu trẻ muốn đi tè,”ị” nhé:

– Đối với bé trai :

Dấu hiệu đi tè, ị ở bé trai thường dễ nhận biết hơn bé gái. Nếu bé muốn tè, chim sẽ cong lên, nếu bé muốn “ị”, hai bên tinh hoàn săn lại. Ngoài ra, một số bé có dấu hiệu như ngừng bú, khóc, đạp chân cũng cho thấy bé muốn đi vệ sinh và khi mẹ xi bé dễ dàng “xả tự do”.

– Đối với bé gái:
Dấu hiệu nhận biết bé gái phức tạp và khó hơn so với bé trai. Mẹ cần dành thời gian quan sát dấu hiệu quả bé để xi con đúng lúc, kịp thời. Bé có thể khóc, không bú, rùng mình…khi buồn đi vệ sinh

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích, giúp mẹ hiểu rõ và có suy nghĩ đúng đắn hơn về vấn đề” xi tè” cho con.

Mọi thắc mắc gửi vào hòm thư: https://m.me/gobikids.vn/ hoặc liên hệ hotline giải đáp trực tuyến: 088.922.9098